Du học Anh tại Đại học Oxford, viện đại học lâu đời nhất trong thế giới nói tiếng Anh, và là viện đại học lâu đời thứ ba đang còn hoạt động trên thế giới (sau Đại học Bologna, Ý, và Đại học Paris, Pháp).
Xếp hạng thế giới: 5 – QS Star: 5 sao
== > xem thêm: Học bổng Rhodes cơ hội vào Oxford
Lịch sử hình thành trường Đại học Oxford
Đại học Oxford là thành viên của Nhóm Russell các viện đại học nghiên cứu ở Anh, Nhóm Coimbra, Nhóm G5, Liên đoàn Các Đại học Nghiên cứu Âu châu, và Liên mình Quốc tế các Đại học Nghiên cứu, cũng là thành viên cốt cán của Europaeum và thuộc “Bộ Ba vàng” của hệ thống đại học Anh (gồm ba đại học nghiên cứu hàng đầu ở Anh: Cambridge, Luân Đôn, và Oxford.
Đại học Oxford có nhiều người người nổi bật trong chính trường, các ngành khoa học, y học, và văn chương Anh. Hơn 40 khôi nguyên Giải Nobel và hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới từng có mối quan hệ với Đại học Oxford.
Hệ thống tổ chức Trường Đại học Oxford
Là một viện đại học có nhiều đơn vị thành viên, cấu trúc tổ chức của đại học Oxford như một liên đoàn với hơn bốn mươi trường đại học tự trị, nhưng được điều hành bởi một bộ máy hành chính, đứng đầu là Phó Viện trưởng. Những trường thành viên tổ chức các lớp học cho sinh viên cấp cử nhân. Giảng viên của những khoa và ban chuyên ngành được phân bổ cho nhiều trường thành viên.
Trường thành viên: Có hai loại trường thành viên: college và hall. Oxford có 38 college và 6 hall (sự khác biệt duy nhất giữa college và hall là college được điều hành bởi các ủy viên đại học, trong khi hall được thành lập và điều hành, ít nhất là một phần, bởi giáo hội có liên quan). Mỗi đơn vị thành viên có quyền tự trị về nhân sự, cấu trúc nội bộ, và điều hành.
Chương trình giảng dạy
Khóa học tại trường: Mỗi năm học có ba học kỳ. Học kỳ Michaelmas kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12; Học kỳ Hilary từ tháng 1 đến tháng 3; và Học kỳ Trinity từ tháng 4 đến tháng.
Chương trình học Cấp cử nhân: chương trình giảng dạy tập trung vào các buổi học nhóm tuần suất là một đến hai lần trên tuần, mỗi nhóm (từ 1 – 4) sinh viên thảo luận về một đề tài hoặc giải một luận đề với sự hướng dẫn của giảng viên. Ngoài ra, còn có những buổi thuyết trình, các lớp học, và các hội nghị chuyên đề được tổ chức trên quy mô khoa.
Chương trình học Cấp cao học: được yêu cầu tham dự các lớp học và các hội nghị chuyên đề, mặc dù họ phải dành nhiều thì giờ hơn cho nghiên cứu của riêng họ.
Các kỳ thi và cấp văn bằng
Đại học Oxford tự tổ chức các kỳ thi và cấp văn bằng. Phải qua được hai đợt khảo thí là yêu cầu tiên quyết cho văn bằng đầu tiên.
– Đợt đầu, gọi là Honour Moderations(“Mods” và “Honour Mods”) hoặc sơ khảo (“Prelims”) thường tổ chức vào cuối năm thứ nhất (sau hai học kỳ nếu học Luật, Thần học, Triết học, Tâm lý, hoặc sau năm học kỳ nếu học các môn cổ điển).
– Đợt khảo thí thứ hai, Final Honour School (“Finals”) tổ chức vào cuối chương trình cử nhân (cho các môn nhân văn và khoa học xã hội) hoặc vào cuối mỗi năm học sau năm thứ nhất (toán, vật lý và khoa học đời sống, cùng một số môn khoa học xã hội).
Dựa vào kết quả kỳ thi chung cuộc (Finals), thí sinh sẽ nhận văn bằng xếp hạng tối ưu, ưu, bình, và bình thứ, hoặc chỉ đơn giản đã “đậu” kỳ thi. Và chỉ từ hạng “bình thứ” trở lên mới được đi tiếp cho chương trình cao học.
Qui trình Tuyển sinh của Đại học Oxford
Nộp đơn: theo hệ thống Dịch vụ Tuyển sinh Đại học Oxford (UCAS)
Thời hạn nộp: 15 tháng 10 hằng năm.
Quy định: thí sinh không được nộp đơn nhập học hai trường Oxford và Cambridge trong cùng một năm, ngoại trừ những người xin Học bổng Organ, và thí sinh văn bằng hai
Khoảng 60% thí sinh đậu vòng sơ tuyển, sẽ được mời đến phỏng vấn trong ba ngày trong tháng 12, nhà trường cung cấp bữa ăn và chỗ ở cho những người được mời. Sinh viên bên ngoài châu Âu có thể được phỏng vấn từ xa, thí dụ như qua Internet.Giấy mời nhập học sẽ được gởi đến ngay trước Giáng sinh.
Đối với thí sinh cấp cao học: nhiều trường thích chọn những người đã làm nghiên cứu với một trong những giảng viên trong trường, bộ môn hữu quan sẽ xem xét trước khi chuyển giao cho trường.
Tiện nghi giáo dục tại Đại học Oxford
Thư viện Đại học Oxford: có 102 thư viện với hơn 11 triệu đầu sách chứa trên các kệ sách có chiều dài 120 dặm (190 km), trong đó có 30 thư viện thuộc chuỗi Thư viện Bodleian – lớn thứ nhì tại Anh.
Thư viện Bodleian là một trong số sáu thư viện ở Anh có đặc quyền lưu trữ, tức là quyền yêu cầu tất cả đầu sách, nhật báo, tạp chí, và tiểu luận xuất bản tại Anh phải nộp cho thư viện một ấn bản của đầu sách ấy. Do đó, tốc độ tăng trưởng chiều dài kệ sách của chuỗi thư viện mỗi năm là hơn 3 dặm (5 km).
Những cơ sở chính gồm có thư viện nguyên thủy tại khu tứ giác Old Schools và các tòa nhà Radcliffe Camera, Clarendon, và New Bodleian. Những thư viện còn loại thuộc chuỗi Bodleian gồm có Thư viện Luật Bodleian, Thư viện Học viện Ấn Độ, Thư viện Khoa học Radcliffe, Thư viện Học viện Đông phương, và Thư viện Lịch sử Hoa Kỳ Vere Harmworth.
Thư viện chuyên ngành của Oxford gồm có Thư viện Sackler lưu giữ những bộ sưu tập cổ điển, và những thư viện khác trực thuộc những ban học thuật và các trường thành viên. Hầu như tất cả thư viện của Oxford đều có chung một danh mục liệt kê, Hệ thống Thông tin Thư viện Oxford.
Viện Bảo tàng tại Oxford: Bên cạnh hệ thống thư viện đồ sộ của mình, Oxford còn có những viện bảo tàng. Bảo tàng Ashmolean, thành lập năm 1683, là viện bảo tàng lâu đời nhất nước Anh, cũng là viện bảo tàng đại học cổ xưa nhất thế giới.
Lưu giữ tại viện bảo tàng này là những bộ sưu tập quan trọng về nghệ thuật và khảo cổ, trong đó có những tác phẩm của Michelangelo, Leonardo da Vinci, Turner, và Picasso, cùng các cổ vật quý như bình đá Scorpion, bia văn Parian, và bộ châu báu Alfred. Ở đây còn có cây đàn vĩ cầm cổ của Stradivarius, “The Messiah”, được xem là một trong số những cây đàn vĩ cầm tinh xảo nhất còn hiện hữu.