Vì sao Chính phủ Anh không cho phép du học sinh mang theo người thân?

Sinh viên quốc tế ở bậc cử nhân sẽ bị cấm đưa người thân đến Vương quốc Anh trong bối cảnh nước này muốn hạn chế người nhập cư.

Thông tin được công bố trên website của Chính phủ Anh hôm 23/5. Theo đó, chỉ du học sinh theo các chương trình nghiên cứu (thạc sĩ, tiến sĩ) mới được mang theo người thân sang cùng, thay vì tất cả như trước đó.

Sinh viên quốc tế cũng không được chuyển đổi thị thực du học sang thị thực làm việc cho đến khi tốt nghiệp. Chính thay đổi trên sẽ được áp dụng từ tháng 1/2024.

Quyết định này diễn ra trong bối cảnh Anh đón dòng người di cư cao kỷ lục thời gian qua. Một thống kê cho thấy số người di cư ròng (chênh lệch giữa số người đến và đi) tăng từ hơn 500.000 từ tháng 6/2022 lên hơn 700.000 vào cuối năm ngoái.

Ngoài ra, năm 2022, gần nửa triệu visa (thị thực) sinh viên đã được cấp. Số visa cấp cho người thân của những du học sinh này là 136.000, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Trong đó, Nigeria có số người phụ thuộc visa sinh viên cao nhất – gần 61.000 người. Xếp thứ hai là Ấn Độ với 39.000 người, tăng mạnh so với hơn 3.100 hồi năm 2019. Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka ở các vị trí tiếp theo.

Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman cho rằng đã đến lúc hạn chế điều này để thực hiện cam kết của Chính phủ với người dân về việc cắt giảm di cư ròng, đảm bảo những người đến Vương quốc Anh là những người có tay nghề cao, mang lại nhiều lợi ích.

“Đây là điều công bằng để bảo vệ tốt hơn các dịch vụ công cộng, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cho phép những sinh viên đóng góp nhiều nhất đến đây”, bà Suella nói.

Một phát ngôn viên của Thủ tướng cho biết chính phủ cũng có kế hoạch rà soát các yêu cầu về tài chính với sinh viên và người phụ thuộc, đồng thời trấn áp “những cơ sở đào tạo bất chính, cung cấp các chương trình học tập không phù hợp chỉ để bán cơ hội nhập cư, chứ không phải giáo dục”.

Nguồn Tổng hợp

Xem thêm:

4.7/5 - (8 bình chọn)

Gấp gọi Hotline: 0909 731 646

Gọi:0909.731.646 Nhắn tin Facebook Zalo:0909.731.646 Viber:0909.731.646