Kiến trúc là một sự kết hợp hoàn hảo giữa sự vận động trí não và cảm xúc, sự sáng tạo và kỹ năng, hứa hẹn những công việc thú vị trong tương lai. Vì vậy mà du học ngành kiến trúc là một trong những lựa chọn phổ biến của sinh viên quốc tế và có tính cạnh tranh cao. Du học kiến trúc bạn sẽ nắm vững các kỹ năng kết hợp giữa nghệ thuật với khoa học và công nghệ. Giúp bạn phát triển toàn diện các kỹ năng trong toán học và kỹ thuật kết hợp với sự sáng tạo và sự thông hiểu công nghệ hiện đại, các vấn đề kỹ thuật và các xu hướng văn hóa.

Nội dung bài viết:
Cấu trúc khóa học và yêu cầu đầu vào
Kiến trúc là gì?
Kiến trúc là sự kết hợp giữa mỹ thuật, khoa học thiết kế và kỹ thuật xây dựng. Những người chọn học kiến trúc là những người có nhiệt huyết với cả khoa học và mỹ thuật, những yêu cầu đầu vào của ngành kiến trúc điển hình cũng là những yêu cầu về khả năng mỹ thuật và toán học.
Những lối kiến trúc thiết kế phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người, hơn thế nữa nó còn chịu trách nhiệm lớn lao cho sự an toàn và tính hữu dụng, vì vậy mà sinh viên phải chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức trong một thời khá dài trước khi trở thành một người trong nghề. Vì những quy tắc trong kiến trúc khác nhau từ vùng này đến vùng khác, nên bạn thường phải đảm bảo ít nhất 5 năm học ngành này ở các bậc cử nhân và thạc sĩ và 2 năm kinh nghiệm làm việc.
Nếu ai đó hỏi “Kiến trúc là gì” chắc chắn nhiều người sẽ trả lời đơn giản là việc xây nhà. Tuy nhiên, công việc kiến trúc bao gồm rất nhiều loại công việc. Trong một thời gian dài, kiến trúc sư trong những công ty kiến trúc vừa và nhỏ sẽ kiêm luôn việc lên kế hoạch, quản lý ngân sách, giải quyết các vấn đề tài chính, đàm phán với đối tác, tuân thủ luật lệ một cách an toàn và đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị các thông số kỹ thuật và nguyên vật liệu cho công nhân.
Những gì được mong đợi ở bằng cấp kiến trúc
Chương trình cử nhân kiến trúc dạy cho sinh viên mọi thứ từ cách hoạt động của chùm tia và cách vẽ chính xác các thiết kế 3D, vẽ tay và vẽ bằng chương trình máy tính. Phần lớn các nghiên cứu của bạn có thể được thực hiện trong một studio, kết hợp với các bài học hướng dẫn và phê bình. Các buổi phê bình hay còn được gọi với các tên là ‘Crít’, là các buổi học về nghệ thuật và giáo dục thiết kế, nơi một sinh viên trình bày tác phẩm với giảng viên và các bạn học, sau đó nhận phản hồi về tác phẩm đó.
Sinh viên của những lớp kiến trúc cũng sẽ phải tham dự những lớp học về lịch sử, lý thuyết và công nghệ cũng như những hỗ trợ của máy tính đối với kiến trúc, với mục đích cung cấp cho sinh viên khả năng trong những chương trình thiết kế đa dạng giúp họ hoàn thành dự án cá nhân. Bài luận cũng là yếu tố quan trọng trong chương trình kiến trúc, cũng như việc đến để tham khảo các tòa nhà nổi bật và địa điểm yêu thích cho ngành kiến trúc.
Những ai học tập chương trình cử nhân kiến trúc cũng đều mất từ 3 đến 4 năm để tốt nghiệp với một tấm bằng cử nhân mỹ thuật (BA) hoặc cử nhân khoa học (BSc) tùy vào chương trình bạn chọn. Tại Anh, bằng cấp này bao gồm các kỳ thi ARB và RIBA (viết tắt tiếng Anh của Ban đăng ký kiến trúc sư và Viện kiến trúc sư hoàng gia Anh) phần 1, bạn cần vượt qua nó trước khi thi phần 2 (thường bao gồm trong các kỳ thi thạc sĩ kiến trúc) và phần 3 (bằng cấp sau đại học và kinh nghiệm liên quan). Những phần này là những yêu cầu chính thức để có được ARB và RIBA ngoài những kinh nghiệm thực tiễn.

Những chuyên ngành của kiến trúc
Một chương trình kiến trúc điển hình sẽ bắt đầu bằng những lớp học kiến trúc cơ bản để dạy cho bạn những kiến thức nền tảng cần thiết cũng như lịch sử và xu hướng hiện đại của kiến trúc, giới thiệu cho bạn những phương pháp nghiên cứu, luật lệ, quy định, những phương pháp ổn định và bảo tồn, kỹ năng phân tích số của bạn.
Từ năm thứ hai trở đi, bạn sẽ được trao cho nhiều cơ hội tập trung vào chuyên ngành mà bạn đặc biệt yêu thích. Những chuyên ngành của kiến trúc sẽ rất đa dạng phụ thuộc vào trường đại học của bạn, nhưng thường sẽ bao gồm những chuyên ngành sau:
Kiến trúc công nghệ
Chuyên ngành kiến trúc công nghệ kết hợp sự sáng tạo mỹ thuật của kiến trúc với những khía cạnh công nghệ để mang lại những điều cần thiết cho cuộc sống. Những chuyên gia thiết kế công nghê đều có trình độ IT rất cao và làm việc với rất nhiều phần mềm máy tinh mỗi ngày bao gồm cả chương trình thiết kế 3D. Những sinh viên theo chuyên ngành này sẽ phải áp dụng các định lý khoa học và kiến thức thực tiễn để phân tích những yêu cầu và thách thức của một dự án công trình, áp dụng công nghệ thích hợp, vật liệu và quy trình để làm cho bản thiết kế thành hiện thực. Những chuyên gia về kiến trúc công nghệ cũng cần có kỹ năng vẽ, khả năng giải quyết vấn đề và chú ý đến tiểu tiết.
Kiến trúc kỹ thuật
Kiến trúc kỹ thuật là người có chuyên ngành kỹ thuật cao, ít tập trung vào thiết kế và mỹ thuật mà họ tập trung nhiều hơn vào toán học và vật lý liên quan đến kiến trúc. Những sinh viên của kiến trúc kỹ thuật sẽ xem xét chức năng của hệ thống thiết kế ánh sáng, thông gió, làm nóng, làm mát. Chuyên ngành này rất gần với kỹ sư dân dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật kiến trúc thường làm việc tại các công trình, chú trọng đến chức năng hơn là thẩm mỹ, ví dụ như việc xây dựng các công trình như đập, kênh, đường xá…
Kiến trúc thiết kế
Một chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc thiết kế thường tập trung vào lĩnh vực sáng tạo, yêu cầu cao về khả năng vẽ và thiết kế của sinh viên. Sinh viên cũng được yêu cầu có khả năng phát triển công nghệ cao, cùng với điểm mấu chốt là sáng tạo và thiết kế tòa nhà, không gian kết nối giữa cuộc sống con người và môi trường làm việc. Nơi học tập thường diễn ra ở các studio và sinh viên có cơ hội được khám phá, nghiên cứu tiềm năng và sự sáng tạo trong thiết kế của họ nhờ vào những dự án thiết kế kiến trúc cá nhân.

Lịch sử thiết kế
Việc học tập lịch sử của thiết kế là khám phá văn hóa, lịch sử của kiến trúc và xây dựng môi trường toàn cầu trên thế giới. Việc học tập trung vào lịch sử, xã hội, chính trị và bối cảnh để biết lý do vì sao con người lại thiết kế các tòa nhà và không gian như vậy. Không giống như hầu hết các loại kiến trúc khác, người học lịch sử kiến trúc được tiếp cận lý thuyết rất nhiều.
Kiến trúc nội thất
Sinh viên kiến trúc nội thất tập trung vào việc tìm hiểu và phát triển không gian nội thất bằng cách sử dụng nhiều phương pháp thiết kế. Những chuyên gia trong lĩnh vực này học cách tạo ra không gian vừa chức năng vừa đẹp mắt thông qua nghiên cứu các khía cạnh của màu sắc, vật liệu, ánh sáng, phương tiện, hình dạng và hình thức. Những quy tắc được áp dụng trong thiết kế không gian nội thất thì khác nhau ở từng loại công trình như khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện, tòa nhà thương mại, trường đại học cũng như những khu vực công cộng khác. Khi tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc nội thất bạn sẽ đạt được những kỹ năng cần thiết để phát triển nghề nghiệp trong thiết kế triễn lãm, công việc lắp đặt, thiết kế nội thất hoặc trở thành một nhà kiến trúc nội thất chuyên nghiệp.
Thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan dành cho những ai có sở thích với môi trường, thiết kế đất đai, không gian ngoài trời nơi mà con người sinh sống theo nhiều cách khác nhau. Chuyên ngành này đề cao sự ổn định và công tác bảo tồn, cũng như cơ hội được học tập và phát triển cảnh quan vùng đô thị. Sinh viên kiến trúc cảnh quan sẽ học về xã hội, các quá trình sinh thái và địa chất cái mà hình thành và góp phần xây dựng sự tồn tại của phong cảnh, cũng như học về nguyên vật liệu, công nghiệp và quản lý thiết kế cảnh quan. Sự tương tác giữa môi trường đô thị và tự nhiên cũng là trọng tâm chính, đặc biệt những khóa kiến trúc cảnh quan thường được dạy ở các học viện thành phố. Những chuyên gia trong lĩnh vực này có thể tiếp cận các ngành nghề sau như thiết kê đô thị, quy hoạch đô thị, phục hồi môi trường, quy hoạch công viên đồ chơi và giải trí, thiết kế và quy hoạch cảnh quan.
Quy hoạch đô thị
Những sinh viên học tập chuyên ngành thiết kế đô thị sẽ tập trung vào thiết kế và xây dựng môi trường, từ chi tiết tỉ lệ trên các biển báo đường phố đến tầm nhìn bao quát toàn bộ cấu trúc đô thị. Chuyên ngành này là cây cầu bắt qua lỗ hổng giữa kiến trúc và quy hoạch bằng cách nghiên cứu từng lĩnh vực như những chuyên ngành khác. Những lớp học chuyên ngành quy hoạch đô thị thường được tổ chức ở những khu vực công cộng cũng như học tại studio, hội thảo và cung cấp các nghiên cứu điển hình trong thiết kế đô thị và thiết kế bền vững, cũng như vật lý và quy hoạch không gian.

Các cơ hội nghề nghiệp khi du học ngành kiến trúc
Việc làm kiến trúc đa dạng hơn những gì nó thể hiện. Nhiều người lựa chọn làm việc tự do, hoặc làm việc tại các công ty lớn thì lương và công việc sẽ ổn định hơn.
Việc làm kiến trúc rất đa dạng
Phụ thuộc vào ngành nghề kiến trúc bạn chọn là gì, công việc kiến trúc giao cho bạn một khối lượng công việc rất lớn. Bạn có thể chọn công việc kiến trúc cho các tòa nhà dân cư hoặc thiết kế thương mại, thiết kế tại các dự án công cộng lớn hoặc làm việc cho những khách hàng nhỏ lẻ. Có rất nhiều dự án khác nhau nên công việc hàng ngày của bạn cũng rất khác nhau, thời gian của bạn thường trải đều cho studio hoặc văn phòng, đi khảo sát các công trình và những môi trường làm việc khác.
Tại các công ty nhỏ hơn, kiến trúc sư thường phải kiêm nhiều việc hơn, thay vì đơn thuần chỉ là thiết kế. Những việc này có thể bao gồm việc giải quyết tài chính cho khách hàng, thuê nhân công, đàm phán với đối tác, lên kế hoạch, lên ngân sách và nhìn chung là đảm bảo cho mọi việc trong dự án được suôn sẻ. Một vài kiến trúc sư lựa chọn chỉ tập trung vào một số khía cạnh công việc cụ thể, nếu thế thì công việc kiến trúc trong những công ty lớn rất phù hợp với họ.
Công việc thiết kế cảnh quan
Công việc thiết kế cảnh quan đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và những công việc dịch vụ, tập trung vào việc lên dự án, thiết lập ngân sách và quản lý dự án cảnh quan ngoài trời. Thiết kế cảnh quan liên quan đến mọi thứ từ việc thiết kế cối xay gió cho đến sáng tạo cho một bãi đỗ xe. Những người thích công việc này thường là những người yêu thích công việc ngoài trời, thích cảnh quan và phải có bằng cấp chuyên ngành thiết kế cảnh quan.
Những công việc kiến trúc khác
Mặc dù hầu hết những người tốt nghiệp ngành kiến trúc đều sẽ trở thành những kiến trúc sư thực thụ trong nghề được cấp phép hành nghề và nhiều trong số đó trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực này, tuy vậy có rất nhiều công việc thay thế cũng đòi hỏi kỹ năng sáng tạo, hình ảnh và kiến thức về xây dựng ví dụ như thiết kế không gian, thiết kế đồ họa, thiết kế sân khấu và dựng phim, khảo sát tòa nhà, quy hoạch và xây dựng nhà ở, công trình và công tác bảo vệ môi trường.
Những công việc ở cấp bậc quản lý trong các lĩnh vực này thường nằm trong khả năng của những người đã theo học thạc sĩ hoặc đã có kinh nghiệm chuyên môn. Báo chí cũng là một công việc khá hấp dẫn đối với sinh viên ngành kiến trúc, các tạp chí chuyên ngành và các ấn phẩm liên quan đến kiến trúc hoặc ngành xây dựng thường sẽ tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp ngành này.