Du học nước ngoài được xem là bước ngoặt quan trọng vì du học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn trong cuộc đời kể cả mặt tích cực và tiêu cực. Vậy có nên hay không nên đi du học nước ngoài?

Các nguồn thống kê quốc tế, như báo cáo của Institute of International Education (IIE) và dữ liệu từ Open Doors Report, cho thấy số lượng sinh viên quốc tế trên thế giới ngày càng tăng. Tại Việt Nam, du học cũng trở nên phổ biến hơn, với nhiều hình thức và điểm đến phong phú. Vậy đâu là những lợi ích, khó khăn, và làm sao để bạn – một sinh viên Việt Nam – ra quyết định chính xác hơn khi cân nhắc hành trình “xuất ngoại” này? Hãy cùng du học Vic tìm hiểu nhé!
1. Lợi ích của việc đi du học nước ngoài
Trong bối cảnh hội nhập, tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng thất nghiệp cao, việc cạnh tranh nhân lực trở nên khốc liệt hơn. Trong khi ở Việt Nam, giáo dục còn đặt nặng về lý thuyết, chưa tạo nhiều cơ hội để mỗi sinh viên phát huy hết năng lực của mình. Do đó, đi du học nước ngoài sẽ là lựa chọn giúp sinh viên tiếp thu nguồn tri thức mới, tiếp cận nhiều hơn với thực tiễn, nghiên cứu và có cơ hội phát huy năng lực một cách tối đa.
Tiếp cận với nền giáo dục chất lượng, đẳng cấp thế giới

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của du học chính là chất lượng giáo dục. Những quốc gia hàng đầu về giáo dục như: Anh, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển… sẽ cung cấp cho sinh viên một môi trường học tập đạt chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại với đầy đủ phòng nghiên cứu, thí nghiệm, thực hành. Một môi trường học tập gắn nhiều với thực tiễn giúp sinh viên tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm cho mình, từ đó có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn.
Bạn không chỉ đơn thuần là học các kiến thức trong giáo trình, mà còn có cơ hội trải nghiệm thực hành, nghiên cứu và tương tác với giảng viên, bạn bè quốc tế. Bản thân tôi cũng từng mơ ước được bước vào giảng đường của một trường đại học danh tiếng, nơi tôi có thể tìm hiểu, khám phá những phương pháp học “mở”, đặt câu hỏi và tranh luận, thay vì chỉ ghi chép một chiều.
Được tiếp thu trực tiếp nền văn hóa mới
Cái mới luôn mang lại những điều thú vị, đặc biệt là về văn hóa của mỗi nước. Đến bất kỳ nước nào để du học là chắc chắn du học sinh sẽ được tiếp cận với nhiều nét văn hóa đặc trưng, những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc. Việc tiếp cận với người bản địa du học sinh sẽ khám phá ra những đặc trưng văn hóa bản địa, đơn cử như văn hóa giao tiếp rất cởi mở và thẳng thắn, trái ngược với Việt Nam.
Một cách tuyệt vời để cải thiện ngôn ngữ
Cải thiện ngôn ngữ, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế và người bản xứ luôn là mong đợi của du học sinh khi du học nước ngoài.
Như chúng ta đã biết, do đơn thuần ở Việt Nam không có nhiều cơ hội để giao tiếp với người nước ngoài, cho nên dù có khả năng tiếng Anh tốt thì không phải ai cũng có điều kiện để phát huy. Từ đó tạo nên tính rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp. Trong khi đó, ở nước ngoài các bạn bắt buộc phải giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác. Việc tương tác và giao tiếp thường xuyên với người bản địa và sinh viên quốc tế sẽ giúp du học sinh cải thiện ngoại ngữ mà có khi sách vở không hè dạy.
Bạn sẽ thực sự trưởng thành

Bước ra một môi trường khác, ở một đất nước hoàn toàn xa lạ mỗi sinh viên phải tự lo cho cuộc sống của mình, phải học cách tiết kiệm để có thể tồn tại trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải tự mày mò nghiên cứu, tự đi làm thêm để kiếm sống, tự kiểm soát bản thân trước những cám dỗ…. “Tự mình” làm tất cả nó cho thấy du học sinh rồi sẽ là những người tự tin, độc lập, có ý chí tất cả những điều mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.
Tuy nhiên đi du học, không hẳn chỉ là thiên đường…
2. Những hạn chế của việc du học nước ngoài
Chẳng có gì là dễ dàng và màu hồng trong cuộc sống này cả. Đi du học cũng thế. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng nên nhìn nhận những mặt tiêu cực của việc du học nước ngoài. Điều này giúp du học sinh có cái nhìn khách quan nhất có thể về du học.

Quyết định du học nước ngoài là sinh viên sẽ tiếp cận với môi trường học hoàn toàn mới. Chương trình học không hề nặng nề như ở Việt Nam, tuy nhiên nó đòi hỏi sự tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo rất cao. Nếu sinh viên không ý thức trước điều này thì sẽ không theo kịp chương trình và rất dễ chán học. Bên cạnh đó, những cám dỗ bởi cuộc sống vô cũng thoáng ở nước ngoài sẽ khiến cho sinh viên rất dễ sa ngã, lúc này “hòa nhập hay hòa tan” đòi hỏi ở bản lĩnh của mỗi bạn.
- Không phải ở đâu cũng xin được việc làm thêm: Nhiều công ty du học quảng cáo với sinh viên học ở nước này dễ tìm việc, nước kia lương cao. Tuy nhiên thực tế nhiều bạn vẫn phải ngửa tay xin tiền gia đình hoặc phải chuyển sang một nước khác du học để dễ tìm việc trang trải cuộc sống.
- Rào cản ngôn ngữ: Nhiều quốc gia mặc dù có chương trình dạy bằng tiếng Anh tuy nhiên ngôn ngữ sử dụng giao tiếp là tiếng bản địa. Vì thế để giao tiếp được sinh viên cần phải học thêm ngôn ngữ, tuy nhiên không phải ngôn ngữ nào cũng dễ. Việc không theo kịp ngoại ngữ khiến nhiều bạn rơi vào trạng thái tự ti, tuy du học nhưng không dám hé miệng với người bản xứ, nếu có đi đâu thường chỉ quây quần với bạn bè cùng nước (đây là tình trạng rất phổ biến với giới sinh viên châu Á).
- “Cú sốc văn hóa”: Quyết định du học là sinh viên sẽ bỏ lại sau lưng gia đình, bạn bè chấp nhận một cuộc sống hoàn toàn xa lạ, không người thân. Rất nhiều bạn sinh viên những ngày đầu đã gặp phải những “cú sốc văn hóa” về thức ăn, đồ uống, phong tục… ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý các bạn.
Việc nên hay không nên du học còn tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy du học là quá khó, bạn không tự tin trong giao tiếp hoặc chưa thể hòa nhập với cách tự học, tự nghiên cứu ở môi trường nước ngoài thì bạn không nên đi du học. Còn nếu bạn nghĩ những khó khăn đó sẽ làm bạn trưởng thành hơn, giúp bạn phát triển được các kỹ năng mà ở Việt Nam chưa có cơ hội thì nên thử du học 1 lần.
Những suy nghĩ và lối sống tích cực sẽ giúp chúng ta có niềm tin hơn đối với cuộc sống. Nó giúp ta nhìn nhận mọi việc theo cách nhìn tích cực nhất, từ đó mọi khó khăn sẽ chỉ là việc nhỏ.
Nếu bạn đã quyết đinh đi du học, có thể tham khảo những điểm đến du học sau với chi phí thấp hoặc miễn phí học phí.
3. Đi du học ở nước ngoài có khó không?
Với nhiều du học sinh có mơ ước được đi du học nước ngoài thì câu hỏi “Du học nước ngoài có khó không?” chắc chắn sẽ là câu hỏi được đặt ra đầu tiên trong đầu các bạn.
Bốn yếu tố quyết định nhất trong việc du học nước ngoài chính là: Khả năng tiếng Anh thành thạo, khả năng tài chính vững chắc, có đủ kiến thức nền để tiếp cận với lượng kiến thức khổng lồ, và lựa chọn một trường đại học phù hợp với khả năng và điều kiện sống.
- Khả năng tiếng Anh thành thạo: đây là yếu tố quyết định đầu tiên khi du học nước ngoài. Trang bị tốt kỹ năng tiếng Anh sẽ giúp bạn đỡ bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới, nhanh chóng hòa nhập và tự tin trong giao tiếp hơn.
- Khả năng tài chính vững chắc: tài chính khi du học cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Đối với những gia đình kinh tế khá giả thì không đáng lo ngại, tuy nhiên những bạn không có điều kiện nhưng học giỏi và có ước mơ du học vẫn có thể nhờ đến dịch vụ chứng minh tài chính từ phía công ty du học uy tín.
- Kiến thức và năng lực học tập tốt: việc chuẩn bị kiến thức nền tảng cũng rất quan trọng, một năng lực học tập tốt là yếu tố quyết định đầu tiên để để bạn được nhận vào trường. Có kiến thức nền thì bạn mới đủ tự tin tiếp cận với lượng kiến thức khổng lồ mới mà đòi hỏi bạn phải tự mài mò, nghiên cứu.
- Lựa chọn một trường đại học phù hợp: từ năng lực học tập và điều kiện kinh tế của mình bạn nên chọn một trường đại học phù hợp và tìm hiều thông tin từ web trường, hỏi thêm thông tin từ những du học sinh đi trước, lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và đam mê.
Nếu chuẩn bị kỹ lưỡng 4 yếu tố trên thì chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng du học nước ngoài hiện nay không hề khó đúng không nào. Hãy đeo đuổi đam mê, có sự quyết tâm và chuẩn bị chắc về thông tin để bước vào tương lai.

4. Chuẩn bị cho hành trình du học
Nếu bạn đã cân nhắc và quyết định “mình sẽ đi”, dưới đây là một số bước chuẩn bị quan trọng:
- Cải thiện ngoại ngữ: Bắt đầu với việc học tiếng Anh thật nghiêm túc (hoặc ngôn ngữ khác nếu đó là yêu cầu đầu vào). Tham gia các khóa luyện IELTS, TOEFL, Duolingo English Test,… và tích cực rèn kỹ năng viết, nói, nghe, đọc.
- Nghiên cứu học bổng và quỹ hỗ trợ: Tham khảo các bài viết ở chuyên mục Học Bổng của Vic cũng như các website như Scholarships.com, DAAD (nếu bạn quan tâm đến Đức), hoặc các nguồn học bổng chính phủ như Chevening (Anh), Fulbright (Mỹ), Australian Awards, v.v. Nắm rõ yêu cầu, hồ sơ, thời hạn đăng ký, đồng thời chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và kế hoạch học tập.
- Lập lộ trình học tập và nghề nghiệp: Xác định ngành học phù hợp, lựa chọn trường dựa trên uy tín, xếp hạng, chi phí, địa điểm, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Viết bài luận cá nhân (Personal Statement) thật chất lượng, thể hiện rõ đam mê, mục tiêu và năng lực của bạn.
- Thực hành kỹ năng mềm: Học cách quản lý thời gian, chi tiêu, làm việc nhóm, thuyết trình. Đây là những hành trang quý giá khi bước vào môi trường quốc tế.
- Tìm hiểu về văn hóa và lối sống: Đọc sách, xem phim, nghe podcast, tham gia nhóm cộng đồng du học sinh để hiểu trước về nơi bạn sẽ đến. Điều này giúp giảm bớt cú sốc văn hóa và giúp bạn hòa nhập nhanh hơn.
5. Lời kết
Câu hỏi này không có đáp án chung đúng cho tất cả. Nó phụ thuộc vào mục tiêu, hoàn cảnh, và sự sẵn sàng của mỗi người. Câu trả lời nằm ở chính bạn. Hãy suy nghĩ, cân nhắc, tham khảo ý kiến từ gia đình, thầy cô, bạn bè, cộng đồng cựu du học sinh, đồng thời lắng nghe tiếng gọi từ chính trái tim và khối óc của mình. Cho dù bạn chọn ở lại Việt Nam hay ra nước ngoài, điều quan trọng nhất vẫn là tìm thấy con đường khiến bạn hạnh phúc, phát triển được hết tiềm năng và chạm đến ước mơ dài hạn.
Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn có nên đi du học hay không nhé!