Đại học New Zealand nới lỏng quy định cho sinh viên Việt Nam

Nhiều trường đại học ở New Zealand đã nới lỏng các yêu cầu đầu vào, ví dụ như cho phép sinh viên quốc tế sử dụng kết quả điểm dự đoán IB, A-Level hoặc bảng điểm lớp 12 thay vì chờ đợi kết quả mới được áp dụng.

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) công bố thông tin trên vào ngày 6/8. Chính sách mới sẽ có hiệu lực từ năm nay.

Dựa trên kết quả dự đoán của các chương trình Tú tài Quốc tế IB và A-Level, nhiều trường đại học hàng đầu như Canterbury, Massey, Otago và Waikato sẽ xem xét tuyển sinh và đưa ra các đề nghị vô điều kiện cho các ứng viên.

Điểm dự đoán là ước tính của giáo viên về những gì học sinh có thể đạt được trong các môn học dựa trên kết quả học tập và kiểm tra của các sinh viên. Là công cụ giúp các trường dự đoán cơ hội học tập và xem xét gửi thư trúng tuyển trước khi kết quả thi chính thức được công bố.

Theo ENZ, trước đây, học sinh Việt Nam phải chờ kết quả thi IB hoặc A-Level mới có thể nộp hồ sơ ứng tuyển. Điều này cho thấy sự linh hoạt của các trường, cũng như tạo điều kiện để học sinh nộp đơn sớm, chủ động trước hai kỳ nhập học vào tháng 2 và tháng 7.

Điều kiện xét điểm dự đoán ở một số trường như sau:

Trường

Tú tài quốc tế (IB)

Chương trình phổ thông Cambridge (CAIE)/ A Level

Đại học Canterbury

Điểm dự đoán IB tối thiểu: 28 (chấp nhận 24 điểm nếu là kết quả chính thức)

Điểm dự đoán A Level: BBB

Đại học Massey

Điểm dự đoán IB tối thiểu: 24

Tối thiểu 120 điểm cho nhóm môn học được chấp thuận và chỉ được phép có một điểm D trong ít nhất ba nhóm môn học khác nhau; môn AS English từ E trở lên, IGCSE hoặc GCSE Mathematics từ D trở lên.

Đại học Otago

Điểm dự đoán IB tối thiểu: 29

Điểm dự đoán A Level tối thiểu: BBB/12

Đại học Waikato (Các đơn ứng tuyển trên điểm dự đoán sẽ được xét theo trường hợp cụ thể)

Điểm dự đoán IB tối thiểu: 24

Điểm dự đoán A – level tối thiểu: đạt tổng 3 môn là 6 điểm, trong đó có một môn tối thiểu điểm C.

Cách tính: A = 5, B = 4, C = 3, D = 2, E = 1 (không bao gồm điểm của chương trình AS)

Một điểm mới nữa là nhiều trường như Đại học Canterbury, Massey và Otago xét nhập học dựa vào điểm học bạ lớp 12 (từ 8 trở lên) mà không cần phải đợi đến khi học sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT như trước.

Để được tuyển sinh chính thức, ứng viên vẫn phải đạt kết quả thi IB, A-Level hoặc thi tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà trường.

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên, học sinh có nhiều lựa chọn khác như đăng ký học khóa dự bị đại học hoặc khóa học lấy bằng tốt nghiệp.

Chương trình dự bị đại học thường kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Nếu sinh viên vượt qua kỳ thi, họ có thể chuyển sang năm đầu tiên. Đối với chương trình văn bằng mới ra mắt năm nay, thời gian là 1 năm. Với chứng chỉ này, sinh viên có thể trực tiếp bắt đầu năm học thứ hai.

Có 8 trường đại học công lập ở New Zealand, tất cả đều nằm trong top 500 theo Bảng xếp hạng Đại học QS 2025.

Hầu hết các chương trình cử nhân ở New Zealand đều kéo dài 3 năm, ngoại trừ một số lĩnh vực như kỹ thuật, y học, luật… Học phí trung bình của sinh viên quốc tế tại đây rơi vào khoảng 20.000 – 25.000 NZD (350 triệu đồng), chi phí sinh hoạt 13.000-16.000 NZD mỗi năm. Chi phí chỗ ở dao động từ 120-555 NZD mỗi tuần.Hiện tại, sinh viên quốc tế có thể làm việc 20 giờ một tuần và có thể ở lại làm việc tới ba năm sau khi tốt nghiệp.

Theo ENZ, hơn 69.000 sinh viên quốc tế theo học tại New Zealand vào năm ngoái, tăng 67% so với năm trước. Số lượng du học sinh Việt Nam khoảng 1.730, tăng 10%. Tuy nhiên, so với mức kỷ lục, con số này đã giảm khoảng một nửa (hơn 3.000 người vào năm 2019).

Cập nhật: 19/08/2024 lúc 12:08 chiều

Gấp gọi Hotline: 0909 731 646

Gọi:0909.731.646 Nhắn tin Facebook Zalo:0909.731.646 Viber:0909.731.646