Hệ thống giáo dục Thụy Sĩ khá đa dạng do hiến pháp Thụy Sĩ ủy quyền cho các bang trong lĩnh vực giáo dục.
Hiến pháp lập ra nền tảng cơ bản, chẳng hạn như hệ tiểu học là bắt buộc cho tất cả trẻ em và các trường công miễn phí cho học sinh, liên bang có thể hỗ trợ các trường đại học.
Thụy Sĩ duy trì hệ thống giáo dục đạt chuẩn cao và được công nhận trên toàn thế giới. Nhiều trường tư thục quốc tế ở Thụy Sĩ luôn khuyến khích sự trân trọng đối với các nền văn hóa khác nhau. Ngày 21/5/2006, Thụy Sĩ đã thống nhất cải cách hệ thống giáo dục của mình thành một hệ thống chung duy nhất trên toàn quốc.
Hệ thống giáo dục bắt buộc thường bao gồm hệ tiểu học và trung học. Trước đó, học sinh sẽ bắt đầu với cấp bậc mẫu giáo. Độ tuổi tối thiểu cho cấp tiểu học là khoảng 6 tuổi ở tất cả các bang, một vài các bang khác nhận học sinh 5 tuổi vào học như Thurgau và Nidwalden. Cấp tiểu học tiếp tục đến lớp 4 hoặc 5, tùy theo từng trường. Học sinh có thể đăng ký chọn học tại trường yêu thích tuy nhiên có thể sẽ tùy theo ngôn ngữ sử dụng là tiếng Pháp, Đức hay Itaia. Cuối bậc tiểu học hoặc đầu trung học, học sinh sẽ được phân lớp theo khả năng của mình trên nhiều lĩnh vực. Những học sinh giỏi nhất sẽ được sắp xếp học những chương trình nâng cao để chuẩn bị cho việc học sau này trong khi các bạn học sinh bình thường khác sẽ theo những chương trình phù hợp hơn với khả năng của mình. Bảng phân chia này có thể tóm tắt như sau:
– Tiền trung học: chương trình này nhằm mục đích chuẩn bị cho học sinh theo chương trình trung học. Học sinh thường có thể chọn lựa giữa các môn thiên về khoa học hơn (nhiều giờ học toán, lý, hóa hơn) và các môn thiên về văn chương.
– Trung gian: chương trình này giảng dạy cho những học sinh dự định theo học nghề sau này.
– Tiền nghề: tái phân nhóm học sinh thích những công việc mang tính tay chân hơn và chuẩn bị nền tảng vững chắc về khả năng đánh vần, đọc hiểu và toán giúp cho quá trình học việc của học sinh sau này.
Mục đích của hệ thống này giúp cung cấp cho học sinh nền giáo dục phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng học sinh cũng bị phân chia dựa trên trí tuệ của mình.
Chương trình trung học I tiếp tục đến lớp 9, cũng là cấp lớp bắt buộc cuối cùng.
Chương trình trung học II không bắt buộc và tùy thuộc vào sở thích của học sinh. Điều quan trọng hơn khi đăng ký là chương trình trung học (Gymnasium/Lycées/Collèges) chuẩn bị cho học sinh vào đại học. Học sinh sẽ được phân chia vào nhiều trường, tùy theo chuyên môn về khoa học, văn học hay kinh doanh. Việc học sau trung học tùy thuộc vào chương trình học sinh theo học ở bậc trung học.
Đối với những hoc sinh có bằng tốt nghiệp trung học thường sẽ chọn lựa đại học để tiếp tục. Học sinh theo học nghề thường có thêm bằng Fachhochschule hoặc Höhere Fachschule trong chương trình học.
Thụy Sĩ là quốc gia có tỉ lệ học sinh nước ngoài cao thứ nhì thế giới theo học chương trình sau trung học. Thụy Sĩ có 12 trường đại học, trong đó 10 trường được quản lý bởi các bang. Các trường đại học nổi tiếng ở Thụy Sĩ là Universität Zürich and the Universität St. Gallen