Thụy Điển là một nước ở Bắc Âu, Nhà nước thực hiện chế độ phúc lợi cho mọi công dân. Hệ thống kinh tế – xã hội cho phép mọi công dân được thực hiện quyền lợi khá đồng đều, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội ổn định, giải quyết việc làm …
Từ năm 1990 trở về trước, nền Giáo dục của Thụy Điển có tính chất tập trung nhất ở Phương Tây. Bắt đầu từ năm 1991 Bộ Giáo dục Thụy Điển đã thực hiện cuộc cải cách giáo dục từ mẫu giáo đến hết Trung học phổ thông theo chủ thuyết chỉ đạo: “Xây dựng hệ thống kiến thức kết hợp với chuẩn bị lực lượng lao động trong nền kinh tế toàn cầu”.
Nội dung quan trọng nhất của cải cách hệ thống giáo dục là ban hành chính sách giáo dục “Phi tập trung và phân cấp”, còn gọi là “cách mạng về sự lựa chọn”. Cụ thể là:
– Phụ huynh và học sinh được quyền lựa chọn trường học theo nguyện vọng, đáp ứng được yêu cầu học tập và phát triển tốt nhất, với chi phí do Nhà nước đảm bảo ở mức trung bình của trường công.
– Khuyến khích thành lập các “trường độc lập”. Mỗi cá nhân đều có quyền thành lập và điều hành một trường học và được thành phố (hoặc địa phương) cấp kinh phí theo mức giá trung bình ở trường công cho mỗi học sinh theo học. Các trường độc lập phải thực hiện chương trình quốc gia và không được phép đưa ra tiêu chí tuyển sinh theo kiểu “chọn táo chín”mà phải tuyển theo theo nguyện vọng của học sinh và không được phép thu thêm bất kỳ khoản tiền nào khác.
– Xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện với nội dung chương trình kiến thức phổ thông và phổ cập, coi trọng giáo dục nhân cách và khả năng tiếp cận tri thức, tự học và sáng tạo.
– Các bậc cha mẹ có thể lựa chọn và đề nghị chương trình học ưa thích cho con cái mình. Các nhà trường và giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn học sinh tự học, tự đánh giá, nâng cao tinh thần tự chủ trong việc học và hầu hết các hoạt động giáo dục. Chương trình Quốc gia và tiêu chuẩn đánh giá học sinh có tính chất hướng dẫn nhiều hơn là áp đặt, có thể linh hoạt vận dụng.
Cuộc cải cách giáo dục đã mang lại những kết quả to lớn:
– Học sinh có năng lực tự lập kế hoạch học tập và tự chủ trong triển khai kế hoạch học tập, tự chủ hoàn toàn trong việc học của mình. Ngay từ mẫu giáo 4 tuổi ở trường mầm non, giáo viên đã khuyến khích trẻ nói lên những dự định thực hiện trong tuần. Cuối tuần trẻ tự đánh giá xem việc gì thực hiện được, việc gì chưa? Học sinh ở các lớp học cũng thường xuyên tự đánh giá qua các bản tự nhận xét. Đồng thời giáo viên và học sinh còn cùng thảo luận về quá trình và kết quả học tập của từng em. Cấp trung học phổ thông, ngoài việc tự lập kế hoạch học tập, tự đánh giá còn được tham gia xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá.
– Mỗi giờ học, mỗi học sinh được triển khai bài học mà không phụ thuộc vào sách giáo khoa. Điều đó đòi hỏi các em phải chủ động nghiên cứu bài học trước và tìm cách thể hiện sự hiểu biết của mình bằng những phương pháp khác nhau, vận dụng khác nhau một cách sáng tạo, tìm cách hướng dẫn và thu hút sự chú ý của các bạn trong nhóm, trong lớp. Giáo viên cho phép học sinh được chủ động trong hầu hết các hoạt động. Giáo dục mẫu giáo và tiểu học tập trung vào rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, cách sống hòa hợp với cộng đồng và trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh. Nhờ đó đã hình thành dần thói quen tự giác, dân chủ và biết sống “mình vì mọi người”, mỗi người chịu trách nhiệm chính về sự phát triển của bản thân mình. Học sinh ở cấp trung học phổ thông hình thành khả năng tự học, sáng tạo rõ nét và cao hơn.
– Việc xác định quyền được lựa chọn trường học của phụ huynh và học sinh đã đòi hỏi nhà trường và các nhà giáo phải đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, mở rộng dân chủ, tôn trọng học sinh… để giành được ưu thế tốt nhất về hiệu quả giáo dục; nếu không học sinh sẽ xin chuyển đi học các trường khác, sĩ số sẽ giảm hoặc không còn người học.
Trước cải cách giáo dục, ở Thụy Điển có rất ít trường độc lập (trường tư nhân) và ít hơn 1% học sinh phổ thông theo học các trường này nhưng đến nay đã có khoảng 800 trường độc lập với khoảng 20% học sinh phổ thông theo học, ở cả cộng đồng bình dân và những người giàu.
Cuối cùng là chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh chuyển biến, tiến bộ vượt bậc. Theo đánh giá của tổ chức giáo dục quốc tế, giáo dục Thụy Điển nằm trong top 3 nước dẫn đầu thế giới.
Hệ thống trường do Vic làm đại diện
- Chalmers University of Technology
- Göteborgs Universitet
- Högskolan på Gotland
- Halmstad University
- Jönköping International Business School
- Jönköping University
- Karolinska Institute
- Kristianstad University
- Kungl Tekniska Högskolan
- Linkoping University
- Lulea University
- Lund Institute of Technology
- Lund University
- Mälardalens Högskola
- Mid Sweden University
- Stockholm School of Economics
- Stockholm University
- Swedish University of Agricultural Sciences
- Umeå University
- University College of Örebro
- University College of Gävle/Sandviken
- University College of Kalmar
- University of Boras
- University of Falun/Borlänge
- University of Karlskrona/Ronneby
- University of Karlstad
- University of Kristianstad
- University of Skövde
- Uppsala Universitet
- Växjö University