Theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới thực hiện bởi Times Higher Education, hơn một nửa trong số 200 trường đại học hàng đầu nằm ở 2 nước Anh và Mỹ.
Cả 2 nước này đều có truyền thống giáo dục ưu tú, cơ sở vật chất nghiên cứu hiện đại, và nền văn hóa khuyến khích phát triển tri thức và tự do học tập. Tuy nhiên, dù cả 2 cung cấp môi trường học tập tốt cho sinh viên thì vẫn có rất nhiều điểm khác biệt giữa 2 nước này về mặt cấu trúc trường cũng như đời sống sinh viên. Trong bài viết này, người đọc có thể khám phá những điểm khác biệt cơ bản giữa 2 nền giáo dục Anh và Mỹ này.
==>Xem thêm: du học Mỹ cùng những trường danh tiếng
==>Xem thêm: du học Anh và những điều cần biết
Độ dài chương trình học
Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất giữa nền giáo dục Anh và Mỹ đó là thời gian mà sinh viên cần để hoàn thành chương trình của mình (ngoại trừ Scotland có chương trình cử nhân 4 năm). Nói chung, chương trình cấp bằng ở Mỹ mất 1 năm lâu hơn chương trình tại Anh, mặc dù điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào việc sinh viên lấy bằng Thạc sĩ trước chương trình Tiến sĩ hay chưa. Ở cả 2 hệ thống này, bạn có thể học thẳng lên tiến sĩ với chương trình đại học của mình, nhưng ở Anh thường thì bạn phải hoàn thành chương trình thạc sĩ trước khi học tiến sĩ. Các khóa học ở Anh thường ngằn hơn vì chương trình ở Anh chuyên sâu hơn chương trình Mỹ.
Học kì
Hầu hết các trường đại học ở Mỹ bắt đầu học kì vào giữa và cuối tháng 8, mặc dù các trường cao đẳng tổng hợp khác có thể bắt đầu sớm hơn. Hầu hết đều có kì nghỉ dài từ giữa tháng 12 và bắt đầu học kì 2 vào khoảng giữa tháng 1. Tuy nhiên, các trường đại học thường có lịch khai giảng riêng của mình, như là học kì 3 tháng thay vì 2 học kì chính, có thể bắt đầu kì nghỉ đông vào ngày lễ Tạ ơn, thường rơi vào khoảng cuối tháng 11. Học kì bên Anh thì hơi khác biệt 1 chút. Trong khi nhiều trường thường phân thành 2 học kì, một số trường khác cũng sử dụng học kì 2 tháng. Nhiều trường bắt đầu vào tháng 9 hoặc 10 và kết thúc vào tháng 5 hay 6, khiến cho học kì dài hơn một chút. Tuy nhiên, lịch học ở Anh thì không được hệ thống hóa trên toàn bộ nước Anh. Nên nếu chọn học ở đây, thì các trường đại học sẽ có lịch khai giảng riêng cho mình.
Tổ chức trường Đại học
Nhiều trường đại học ở Anh gồm có những trường cao đẳng chuyên về lĩnh vực cụ thể nào đó. Trong khi các trường cao đẳng được quản lý bởi trường đại học chính, mỗi trường cao đẳng lại có tự do và quyền hạn riêng của mình và kể cả trường đại học chính. Bạn sống với mọi người, ăn uống với họ và có thể sẽ ở trong trường đại học trong suốt quá trình học. Thay vì nộp đơn cho phòng đăng kí của trường đại học trung tâm như ở Mỹ, học viên có thể đăng kí trực tiếp với trường cao đẳng dạy chuyên ngành bạn muốn học hoặc là trong trường hợp bạn muốn đăng kí các chương trình đại học, sinh viên có thể nộp đơn dăng kí tại một hệ thống để có thể đăng kí nhiều trường cùng một lúc. Hệ thống này được gọi là Dịch Vụ đăng kí đại học và cao đẳng-UCAS. Điều này có nghĩa là bạn phải biết mình muốn học gì khi nộp đơn đăng kí.
Ngược lại, ở Mỹ, bạn nộp đơn vào một trường đại học lớn và trong một hay hai năm đầu, bạn đăng kí các khóa học ở nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau và chỉ quyết định chọn chuyên ngành vào cuối năm nhất hoặc năm 2 của mình. Các trường đại học Mỹ có nhiều trường và phòng ban khác nhau như Trường Nghệ thuật và khoa học, chuyên dạy các chuyên ngành liên quan. Tuy nhiên, thậm chí sau khi đã chọn chuyên ngành tại trường đại học Mỹ, bạn cũng có thể chọn những môn học nằm ngoài chuyên ngành, gọi là môn học tự chọn. Vì lý do này, chúng ta có thể nói rằng nền giáo dục Mỹ chú trọng vào chiều rộng, phân bổ kiến thức nhiều ngành học khác nhau. Nền giáo dục Anh thì chú trọng vào chiều sâu, học sinh sẽ có cái nhìn, suy nghĩ thấu đáo về chương trình học của mình.
Bài tập về nhà và điểm số
Bởi vì nền giáo dục Mỹ chú trọng đến chiều rộng, các khóa học yêu cầu sinh viên đọc sách hằng tuần hoặc 2 tuần một lần cũng như những bài tập khác như là các bài luận nhỏ, nghiên cứu, thuyết trình xuyên suốt chương trình. Ở Anh, nhiều trường thì chú trọng đến các bài giảng, đôi lúc có một vài bài tập trong suốt học kì. Đôi khi, thường giáo viên không có yêu cầu bài tập nào và toàn bộ điểm số của sinh viên sẽ dựa vào điểm cuối kì. Ở Mỹ, điểm của bạn sẽ được xem xét dựa trên năng lực của mình qua nhiều bài tập khác nhau, và kì thi cuối kì chỉ là một phần trong tổng số điểm của bạn.
Chi phí
Chi phí học tập tại 2 nước này không rẻ, nhưng chi phí ở Mỹ nhìn chung cao hơn. Theo một điều luật được ban hành vào năm 2012, các trường đại học tại Anh tính phí lên đến £9000 (xấp xỉ khoảng $14,300 một năm. Dĩ nhiên, điều này chỉ áp dụng cho công dân nước Anh và châu Âu, không phải sinh viên quốc tế. Chi phí cho sinh viên quốc tế sẽ lớn hơn nhiều. Chính phủ đã đưa ra giới hạn học phí quy định và mỗi trường sẽ đưa ra mức phí theo giới hạn đó.
Tuy nhiên, chính phủ thường không quản lý việc các trường đại học Mỹ ra mức phí cho sinh viên.Ở Mỹ, mức phí trong và ngoài bang rất khác biệt, cũng như giữa các trường đại học công lập và dân lập. Những điểm này sẽ xác định mức học phí quy định. Học phí trung bình cho trường công lập 2 năm thường vào khoảng $ 29,000 1 năm. Cuối cùng, các học viện tư nhân 4 năm có thể lên đến $ 50,000 mỗi năm. Để giúp sinh viên chi trả cho chi phí học tập ở cả 2 nước này, tiền vay được hỗ trợ bởi chính phủ với các điều khoản và mức lãi ưu đãi.
Nhà ở
Cả 2 nước đều cung cấp khu kí túc xá cho sinh viên cư trú. 2 nước nhìn chung khá tương đồng nhưng ở Anh, thường sinh viên sẽ có riêng một giường ngủ trong khi bên Mỹ, bạn có thể sẽ phải chia sẻ giường ngủ của mình cho một người khác. Tuy nhiên, sau năm nhất, sinh viên bên Mỹ có thể có các lựa chọn khác như là nhà riêng, hoặc ở ngoài khuôn viên trường. Sinh viên các kí túc xá bên Anh thường tự ăn uống chăm sóc bản thân trong khi bên Mỹ hỗ trợ nhiều dịch vụ ăn uống cho sinh viên. Một điểm khác biệt lớn khác là dịch vụ dọn dẹp phòng thường phổ biến ở các kí túc xá nước Anh mặc dù sinh viên phải trả một mức phí cho dịch vụ này.
Kết luận
Cả 2 nước đều cung cấp nền giáo dục tuyệt vời, mỗi hệ thống tiếp cận giáo dục không khác biệt nhau mấy và cũng thể hiện những ưu và khuyết điểm của từng nước. Nếu bạn đang cân nhắc học tập tại Mỹ hoặc Anh, bạn nên xem xét dựa trên những tiêu chí đã nêu ra ở bài viết, đặc biệt là thời gian mà bạn cần để hoàn thành chương trình học, chi phí, cũng như bạn thích một chương trình học tập bao quát hay chuyên sâu.