Nếu bạn đang đọc bài này, chắc hẳn rằng bạn sắp phải đối mặt với kì thi GMAT để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường hay như một sự chuẩn bị trước cho kế hoạch du học sắp tới. GMAT hoặc Kỳ thi Kiểm Tra Đầu Vào Chuyên Ngành Quản Trị là một bài kiểm tra tiêu chuẩn mà các sinh viên tương lai thường phải tham gia như là một phần của yêu cầu đầu vào để học sau đại học các chuyên ngành liên quan đến quản lí hay kinh doanh, chẳng hạn bằng MBA. Thông qua điểm số của bài thi GMAT, các nhân viên tuyển sinh có thể đánh giá tiềm năng và khả năng của sinh viên đối với trường kinh doanh.
Nếu bạn vẫn chưa biết Kỳ thi GMAT là gì, bạn có thể tìm hiểu tại đây.
Do điểm GMAT là yếu tố quyết định việc bạn có đủ điều kiện nộp đơn không. Thật là khôn ngoan nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước. Dưới đây là 9 điều bạn cần biết để chuẩn bị cho kì thi GMAT.
#1 – Bài thi GMAT có bốn phần
Bài thi gồm bốn phần, phần đầu tiên là viết bài phân tích. Khả năng phân tích phê bình và truyền đạt ý tưởng được đánh giá trong phần này, bạn sẽ được yêu cầu tập trung viết về một chủ đề. Một bài tranh luận về đề tài này sẽ được đưa ra, và bạn sẽ phải phân tích nguyên nhân đằng sau nó cũng như phê bình nó. Lí luận tích hợp là phần thứ hai của kì thi, bạn sẽ phải trả lời 12 câu hỏi. Điều này sẽ đánh giá khả năng đánh giá thông tin của bạn. Tiếp theo, toán định lượng, bạn cần phải phân tích và rút ra các kết luận từ các số liệu, dữ liệu. Ngôn ngữ là phần cuối cùng của kì thi, phần đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản của bạn, cùng với đánh giá đối số và sửa lỗi văn bản .
#2 – Đăng ký thi GMAT như thế nào?
Bạn lên website mba.com, tạo một tài khoản và đăng ký thi. Sau đó, lựa chọn một trung tâm ở gần nơi bạn ở để thi. Các suất thi GMAT thì ngày nào cũng có và thường thì bạn có thể đăng ký trước từ 1-2 tuần. Nhưng tốt nhất nên đăng ký trước vài tháng để có động lực rõ ràng trong việc ôn thi GMAT.
#3 – Quy trình thi GMAT
Khi đi thi GMAT bạn mang theo CMTND hoặc là passport đều được. Sau màn làm thủ tục check-in thì bạn sẽ vào phòng làm bài thi.
Quy trình thi sẽ như sau:
Sau khi log-in bạn sẽ có các tutorial và có phần đăng ký 5 trường gửi điểm. GMAC sẽ gửi free of charge cho bạn điểm GMAT tới 5 trường này. Sau này nếu bạn nộp thêm thì sẽ mất $25 cho mỗi trường. Vì thế bạn nên suy nghĩ về các trường mình sẽ nộp điểm.
#4 – Các quy định phải tuân thủ
Vào ngày thi, bạn sẽ không được phép mang theo điện thoại di động, ghi chú, giấy nháp, bút mực, từ điển mở, đồng hồ và các thiết bị khác, chỉ mang theo giấy tờ tùy thân. Bài thi sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 30 phút, và bạn có 2 lần nghỉ giữa giờ.
#5 – Thang điểm khác nhau
Mỗi phần bạn sẽ gặp mỗi thang điểm khác nhau. Bài viết phân tích có thang điểm từ 0 (tối thiểu) đến 6 (tối đa). Lý luận tích hợp có điểm từ 1 đến 8, toán định lượng và ngôn ngữ điểm từ 0 đến 60.
#6 – …. Tổng điểm
Tổng số điểm của kì thi GMAT dao động từ 200 đến 800. Trong tất cả các thí sinh, khoảng 2/3 đạt được điểm từ 400 đến 600.
#7 Điểm GMAT có giá trị trong 5 năm
Bạn sẽ nhận được điểm số chính thức trong vòng 20 ngày sau ngày làm bài thi, và điểm số chính thức sẽ có giá trị trong 5 năm. Nếu bạn đã lựa chọn được trường và chương trình học rõ ràng, bạn sẽ cần lên kế hoạch thi dựa vào thời hạn nộp hồ sơ của trường đã xác định.
#8 – Có nhiều nguồn trực tuyến miễn phí
Trang web chính thức của GMAT cung cấp các câu hỏi luyện thi miễn phí mỗi tuần. Trang web này cũng cung cấp phần mềm GMATPrep miễn phí, bao gồm 90 câu hỏi với câu trả lời và lời giải thích, 2 bài luyện thi đầy đủ, điểm số cho mỗi phần, ôn lại môn toán, hướng dẫn từng bước việc chuẩn bị cho kì thi GMAT. Còn rất nhiều trang web khác cung cấp bài kiểm tra và câu hỏi để bạn luyện thi miễn phí, bạn có thể tìm trên mạng.
#9 – Thi GMAT nhiều lần có khiến trường đánh giá bạn thấp hơn không?
Không. Các trường chỉ quan tâm điểm thi GMAT cao nhất của bạn mà thôi. Như đã nói, GMAT chỉ là một phần của hồ sơ và cũng là thứ trường sử dụng để tăng thứ hạng của trường trong bảng xếp hạng. Cho nên bạn thi 1 lần được 700+ hay thi 5 lần được 700+ thì cũng không có sự khác biệt nào cả. Vấn đề chỉ là bạn có đủ nhiều tiền và đủ nỗ lực, sự kiên trì để thi liên tục nhiều lần không mà thôi.