Lựa chọn du học ngành thiên văn học là bạn sẽ có cơ hội đối mặt với những câu hỏi khoa học hóc búa mà không kém phần thú vị. Từ nguồn gốc của vũ trụ đến nghiên cứu nguồn “năng lượng tối”. Thường bên cạnh đó sẽ nghiên cứu cả về vật lý học, vì cơ bản thiên văn học dựa trên vật lý vũ trụ, tập trung vào một số đối tượng và sự kiện bên ngoài lớp khí quyển.
Cấu trúc chương trình và yêu cầu đầu vào
Chương trình thiên văn học bao gồm những gì?
Nhìn chung, nghiên cứu thiên văn học sẽ liên quan đến sự kết hợp giữa lý thuyết và sự quan sát. Mặc dù cũng có những khóa học tập trung nhiều hơn vào một trong những khía cạnh này. Về khía cạnh quan sát bạn có thể sử dụng kính thiên văn và các thiết bị chuyên nghiệp tại các đài quan sát lớn, thứ được xem là phương tiện du lịch đến những nơi khác nhau trên khắp vũ trụ. Tuy nhiên, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần phải dành khá nhiều thời gian trước màn hình máy tính. Vì phân tích dựa trên máy tính là một phần quan trọng của thiên văn học hiện đại.
Yêu cầu đầu vào của chương trình thiên văn học
Thông thường, những sinh viên có những nền tảng học vấn và bằng cấp khác nhau đều được chấp nhận học tập tại chương trình thiên văn học. Yêu cầu đầu vào thường sẽ rất phức tạp. Chương trình thiên văn học không yêu cầu kiến thức hay kinh nghiệm cụ thể nào. Nhưng bạn phải thật sư yêu thích môn học này thì mới đủ đam mê để theo đuổi nó. Bên cạnh đó bạn cũng phải có năng khiếu với các môn học như toán và vật lý. Những môn học khác có thể hỗ trợ cho đơn xin nhập học của bạn như: địa chất, địa lý, thống kê, khoa học môi trường, hóa học và sinh học. Luôn phải kiểm tra những yêu cầu cụ thể được quy định bởi các trường đại học.
Cấu trúc chương trình và các phương pháp tiếp cận
Chương trình thiên văn thường kéo dài từ 3 đến 4 năm ở bậc cử nhân và từ 1 đến 2 năm ở bậc thạc sĩ, phụ thuộc vào nơi học. Việc giảng dạy thường dựa trên các bài giảng, những buổi thảo luận và những buổi thực hành hội thảo. Thường có những buổi học trên đài quan sát. Những sinh viên thường được dạy làm thế nào để sử dụng kính thiên văn, catalog, biểu đồ và hình ảnh trên máy tính. Những phương pháp tiếp cận này thường được dựa trên những dự án nghiên cứu và bài kiểm tra thực hành.
Những chuyên ngành của thiên văn học
Những chủ đề của thiên văn học thường sẽ rất đa dạng ở những trường đại học khác nhau, tuy nhiên cũng có những nhánh phổ biến là:
Vũ trụ học
Vũ trụ học là nghiên cứu về nguồn gốc, sự phát triển và cấu trúc cơ bản của vũ trụ. Trong khi đó thiên văn học nói chung đề cập đến các thiên thể riêng lẻ, vũ trụ học liên quan đến vũ trụ nói chung. Và nó cũng có mối liên hệ gần gũi với vật lý, vì vậy nếu bạn mong muốn chuyên môn hóa lĩnh vực này thì hãy chuẩn bị thật nhiều kiến thức vật lý.
Vật lý thiên văn
Vật lý thiên văn thường liên quan đến vật lý và các thuộc tính của thiên thể, bao gồm những vì sao, hành tinh và dãy ngân hà,… Một số lĩnh vực nghiên cứu hấp dẫn nhất đối với các nhà vật lý thiên văn, thường được người dân quan tâm nhiều, bao gồm nổ lực xác định đặc tính của vật chất tối, năng lượng tối và hố đen, liệu rằng du hành thời gian có khả thi hay không, liệu hố đen có hình thành, đa vũ trụ có tồn tại hay nguồn gốc và số phận cuối cùng của vũ trụ là gì.
Thiên văn sinh học
Lĩnh vực thiên văn sinh học là học tập về nguồn gốc, tiến hóa và tương lai của các sinh vật sinh sống trên vũ trụ và cả trên Trái đất. Lĩnh vực liên ngành này bao gồm việc tìm kiếm các môi trường có thể sinh sống cả trong và ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nhiều người quan tâm đến chuyên ngành này, đặc biệt là những người có động lực thôi thúc tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái đất.
Vật lý mặt trời
Nếu bạn chọn chuyên ngành vật lý mặt trời, bạn sẽ học các thuộc tính và đặc tính của mặt trời và sử dụng kiến thức này để hiểu những hệ thống và những vì sao khác ngoài mặt trời. Việc học vật lý mặt trời là rất quan trọng, vì người ta tin rằng những thay đổi trong khí quyển và hoạt động của mặt trời có thể tác động lớn đến khí hậu Trái đất.
Địa chất của các hành tinh
Chuyên ngành địa chất hành tinh áp dụng các nghiên cứu địa chất để tìm hiểu về thành phần và đặc tính hoạt động của các hành tinh như mặt trăng, sao chổi và các tiểu hành tinh và bất kỳ những thứ khác xuất hiện xung quanh đó. Lĩnh vực này liên kết chặt chẽ với lĩnh vực địa chất Trái đất.
Hầu hết những chương trình thiên văn học cũng bao gồm nhiều lớp học vật lý, trong đó có các chủ đề động lực học Newton, điện từ và vật lý nguyên tử. Các chủ đề của thiên văn khác được đề cập có thể bao gồm lịch sử của thiên văn học và các cơ hội để đạt được các kỹ năng thực tế bằng các phương pháp quan sát hiện tại.
Những ngành nghề liên quan đến thiên văn học
Nhiều sinh viên tốt nghiệp thiên văn học tiếp tục theo đuổi chuyên ngành thiên văn, chủ yếu là nghiên cứu, những công việc nghiên cứu này thường yêu cầu phải hoàn thành bằng tiến sĩ và ít nhất là bằng thạc sĩ. Nếu bạn thực sự có niềm đam mê với lĩnh vực này, thì việc dành ra 3 đến 4 năm để học tập và nghiên cứu sẽ không gây khó ngại đối với bạn.
Cơ hội nghề nghiệp khi du học thiên văn học
Công việc thiên văn học trong các trường đại học
Ngành thiên văn học trong các trường đại học bao gồm những công việc như hợp tác với những nhà nghiên cứu hoặc giảng viên thiên văn học. Bạn sẽ phải đến rất nhiều phòng thí nghiệm, thư viện và sử dụng rất nhiều thiết bị và cơ sở vật chất khác nhau trong trường để tiến hành nghiên cứu. Thường thì vai trò nghiên cứu sẽ bao gồm cả công việc giảng dạy. Do đó, bạn cũng phải dành thời gian cho các bài giảng và hỗ trợ sinh viên. Điều này cũng có nghĩa là công việc thiên văn trong trường cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn chia sẻ kiến thức về thiên văn học cho thế hệ tiếp theo bằng lòng nhiệt huyết của mình.
Công việc thiên văn trong các đài quan sát
Công việc thiên văn trong các đài quan sát cũng chủ yếu là nghiên cứu. Như một nhà quan sát thiên văn, bạn sẽ phải dành thời gian để thu thập dữ liệu từ các thiết bị quan sát, phân tích và biên dịch dữ liệu. Bạn cũng có thể là một nhà đối tác thiên văn, hợp tác với giáo viên các trường học và đại học mang những môn học sống động này đến với các em học sinh, sinh viên. Thay vào đó bạn cũng có thể làm công việc như người điều hành kính viễn vọng và chịu trách nhiệm cho tất cả các kính viễn vọng đó hoặc bất kỳ các thiết bị nào có trong đài quan sát. Để đủ điều kiện làm công việc như này bạn cần phải có kỹ năng về cơ khí và quang học.
Công việc thiên văn trong cung thiên văn và viện bảo tàng
Một nhà thiên văn học sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển và cung cấp các buổi trình diễn trên cung thiên văn. Điều phối và giao tiếp chương trình cung thiên văn cũng như duy trì công nghệ và nội dung của cung thiên văn. Công việc này sẽ mang lại cho bạn cơ hội tương tác với nhiều máy móc và thiết bị. Tại một số cung thiên văn và bảo tàng, bạn cũng sẽ tổ chức các buổi hội thảo ở trường, các buổi trình diễn trên thiên văn, các sự kiện đặc biệt. Hỗ trợ các hoạt động rộng lớn hơn của tổ chức, bao gồm việc phát triển và lập kế hoạch triển lãm và các nguồn tài nguyên kỹ thuật số cả trong và ngoài khuôn viên.
Công việc thiên văn tại các tổ chức nghiên cứu chính phủ
Một công việc thú vị tại NASA? Tại sao không? Có rất nhiều tổ chức nghiên cứu đa quốc gia trên khắp thế giới. Những nơi mà cung cấp rất nhiều công việc tuyệt vời cho những sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý và thiên văn học. Tuy nhiên, lưu ý rằng các cơ quan chính phủ ví dụ như cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia (NASA) ở Mỹ và viện quốc gia về khoa học Trái đất và thiên văn học (INSU) ở Pháp, họ có những tiêu chuẩn riêng và mục đích riêng khi tuyển chọn người. Điều này tăng tính cạnh tranh lên cao và bạn cũng cần hoàn thành bằng tiến sĩ và có những kinh nghiệm nghiên cứu đầu tiên.
Công việc thiên văn trong vũ trụ không gian.
Công việc thiên văn trong vũ trụ không gian liên quan đến công việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, điều hành và duy trì nhiều loại tàu không gian hoặc máy bay. Máy bay được đề cập có thể có ứng dụng thương mại, công nghiệp và quân sự. Có rất nhiều công ty tư nhân sản xuất ra các công cụ kỹ thuật và các phụ tùng cho tàu vũ trụ và vệ tinh. Sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn học có thể tìm thấy vai trò của mình ở đây. Các nhà tuyển dụng tiềm năng trong lĩnh vực này bao gồm Boeing, EADS, Lockheed Martin, MacDonald Dettwiler và Northrop Grumman.
Nếu bạn sẵn sàng thử một điều gì đó mới lạ, thì có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó luôn đòi hỏi cao về các kỹ năng số, tính toán và xử lý dữ liệu do bằng cấp thiên văn mang lại.